Bối cảnh Chiến_dịch_Đông_Bắc_II

Sau chiến dịch tiến công Đông Bắc lần thứ nhất, quân Pháp cùng tay sai như quân Nùng của Voòng A Sáng, quân phỉ của Bàn Đức Thắng lâm vào thế bị động, tinh thần sa sút, buộc phải hủy bỏ cuộc tiến công mùa đông vào Việt Bắc, nhưng mặt khác ra sức củng cố tuyến phòng thủ đông bắc để chống trả và tranh thủ lập tề điệp ở vùng này. Cường độ vận chuyển trên các tuyến đường số 4, 13 và 18 ngày càng tăng, đường 4 ngày nào cũng có đoàn vận chuyển cơ giới, đoàn nhiều lên đến 60 xe; đường 18, đoạn Hòn Gai - Khe Tù hàng tháng có từ 100 đến 150 xe,... Khi cơ động, vận chuyển, Pháp tỏ ra thận trọng hơn, thường dùng hai trung đội bộ binh áp tải hoặc chiếm lĩnh các điểm cao bảo vệ cho các đoàn xe đi trót lọt mới rút về.

Mùa xuân 1949, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và dân quân Việt Nam quyết định mở chiến dịch tiến công Đông Bắc lần thứ hai, với chiến trường chính là đường số 4 đoạn từ Tiên Yên đến Đình Lập[1], nhằm mục tiêu: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực của kẻ địch, phát triển và củng cố cơ sở cách mạng ở Đông Bắc phối hợp với Mặt trận 4 (Cao-Bắc-Lạng).[2][3]